Để thụ hưởng chương trình này, người dân chỉ cần tải ứng dụng VOV BACSI24 trên CH Play hoặc AppStore về thiết bị di động, tạo tài khoản và làm theo hướng dẫn. Trong trường hợp không có điện thoại thông minh, người dùng có thể truy cập trang web vovbacsi24.com.
Khi có nhu cầu tư vấn khám chữa bệnh, người dân chỉ cần truy cập vào các chuyên khoa khác nhau của các bệnh viện có trên ứng dụng. Lúc này, người dân sẽ được các bác sĩ trình độ cao tư vấn, giải đáp, hỗ trợ miễn phí qua cuộc gọi video call.
Ông Nguyễn Thế Kỷ - TGĐ Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, chức năng chính của VOV BACSI24 là tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, kiến thức về y tế dự phòng.
Thông qua VOV BACSI24, bệnh nhân sẽ nhận được tư vấn khám chữa bệnh tại bất cứ thời gian, địa điểm nào mình muốn. Việc khám bệnh qua app cũng giúp người dân giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại.
Ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh online miễn phí VOV BACSI24. |
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, ứng dụng hỗ trợ tư vấn khám sức khỏe trực tuyến qua ứng dụng VOV BACSI24 được triển khai nhằm đa dạng hoá các ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Nhờ vậy, người dân có thể kết nối tới các bác sĩ để được tư vấn miễn phí về chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh mọi nơi.
Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ TT&TT và các doanh nghiệp CNTT và các cơ sở khám chữa bệnh để đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa 24/7 miễn phí thông qua các nền tảng.
Khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc, các cơ sở khám chữa bệnh và các bác sĩ có thể tiếp tục triển khai các nền tảng này thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp.
Người dân sẽ được tư vấn khám chữa bệnh online miễn phí qua hình thức video call. |
Chuyển đổi số y tế nhờ khám chữa bệnh qua app
Chia sẻ tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nếu có thể kết nối bác sĩ với các hộ gia đình từ xa, chúng ta sẽ tiến tới mô hình bác sĩ gia đình.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, mô hình hoạt động ở đây là nền tảng chỉ cung cấp dịch vụ kết nối và quản lý, không cung cấp dịch vụ tư vấn khám bệnh. Các bác sĩ mới là người cung cấp và chịu trách nhiệm về dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Nền tảng tạo ra công cụ để hàng trăm ngàn bác sĩ có thể tận dụng thời gian, tri thức và kinh nghiệm của mình cho việc tư vấn người bệnh, từ đó huy động thêm các nguồn lực xã hội để hỗ trợ phát triển lĩnh vực y tế nước nhà. Đây có thể là một bước tiến quan trọng về chuyển đổi số ngành y tế.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa các bác sĩ, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng nền tảng VOV BACSI24 để tư vấn khám bệnh từ xa cho nhân dân.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Covid-19 mang lại cơ hội để Việt Nam chuyển đổi số, góp phần đưa các hoạt động có thể lên online trong thời gian sớm nhất, nhanh hơn các nước khác.
Đây chính là sứ mệnh mới của ngành TT&TT, của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Hàng tuần, Bộ TT&TT sẽ tổ chức công bố các nền tảng và ứng dụng số phục vụ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.
" alt=""/>Tư vấn khám chữa bệnh online miễn phí qua ứng dụng VOV BACSI24Ở nhiều quốc gia, vấn đề sức khỏe của những người đứng đầu đất nước được coi là bí mật quốc gia, là điều luôn được cân nhắc, thận trọng khi công bố. Nước Mỹ cũng không nằm ngoài xu hướng đó, tuy nhiên ở Mỹ có phần cởi mở hơn. Ngay trong nhiệm kỳ Tổng thống hiện tại, Nhà Trắng đã từng công bố công khai những bản báo cáo về tình hình sức khỏe của Tổng thống đương nhiệm. Trong đó bao gồm các chi tiết về cân nặng, chiều cao, các chỉ số sinh hóa máu, sức khỏe tâm thần... và cả kết luận của bác sĩ là Tổng thống đủ sức khỏe để làm công việc của mình trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Mặc dù vậy vấn đề nên hay không, công bố như thế nào về tình hình sức khỏe của người lãnh đạo đất nước, ngay cả các ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống vẫn là một đề tài gây tranh cãi ở Mỹ mỗi mùa bầu cử.
Khi vấn đề sức khỏe của các ứng cử viên Tổng thống được đặt lên bàn cân
Bên cạnh tài thao lược trên chính trường hay khả năng thuyết phục các cử tri đi bỏ phiếu cho mình, trong suốt quá trình vận động tranh cử ứng viên Tổng thống Mỹ luôn phải chứng tỏ mình là người “không thể đánh gục” kể cả vấn đề khó kiểm soát nhất là sức khỏe.
Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm những sơ hở của đối phương để lấy lợi thế cho mình. Chính vì thế hầu hết các thông tin về sức khỏe của ứng cử viên luôn nằm trong vòng bí mật.
Kenedy. |
Mới đây nhất, ứng viên của đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump đã công bố thông tin về tình hình sức khỏe của mình với một bản báo cáo đẹp như mơ và một kết luận mang hơi hướng chính trị của bác sĩ Harold Bornstein rằng, nếu được bầu, ông Trump sẽ là Tổng thống có sức khỏe tốt nhất.
Nhưng sự thật không phải như vậy, trong cuộc bầu cử năm 2008 ở Mỹ, 2 trong số 4 ứng viên đã bị các đối thủ của các đảng khác vạch trần về việc họ gặp phải những vấn đề sức khỏe, có khả năng chết người hoặc có nguy cơ tái phát cao. Các ứng cử viên đã lấy vấn đề này để công kích lẫn nhau nhằm loại bỏ đối thủ và hơn hết kêu gọi sự ủng hộ cử tri bầu cho mình.
John Mc Cain. |
Thượng nghị sĩ John Mc Cain - người đã từng phải nhường ghế ứng viên của đảng Cộng hòa cho đối thủ là George Bush năm 2000 trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống, do ông có chẩn đoán bị u hắc tố, một loại ung thư da. 8 năm sau, trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống với đối thủ chỉ đáng tuổi con mình, ông Barack Obama (46 tuổi) so với John Mc Cain đã ở vào tuổi xưa nay hiếm (72 tuổi), người ta lại quan tâm đến vấn đề sức khỏe và tuổi tác của ông hơn.
Bác sĩ riêng của ông Mc Cain đã phải cung cấp một hồ sơ y tế dày 1.200 trang để làm yên lòng các cử tri. Điều đáng nói là tài liệu này lại được cung cấp một cách hạn chế nên càng làm cho mọi người tò mò. Nhờ thế, dư luận lại được dịp đào xới bệnh sử của Mc Cain, như ông đã từng phẫu thuật nhiều u ở vai năm 1993, khối u ở bắp tay năm 2000 và u ở mũi.
Ronald Reagan |
Thượng nghị sĩ Joseph R. Biden, 72 tuổi, cũng là một trường hợp tương tự, ông từng 2 lần ra tranh cử chức Tổng thống của đảng Dân chủ nhưng đều thất bại và ông đã được Tổng thống Obama đề cử chức Phó Tổng thống hiện tại. Vấn đề sức khỏe của ông đã thu hút sự quan tâm của cử tri trong các mùa bầu cử, bởi vào năm 1988, ông từng mắc chứng phình động mạch não và phải phẫu thuật. Đội vận động tranh cử của Biden đã cung cấp cho báo giới một hồ sơ y tế dày 45 trang, tuy nhiên không đề cập tới việc ông có được tái kiểm tra bệnh này hay không.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, mặc dù là đối thủ được coi là trẻ khỏe nhất trong các ứng viên, nhưng ông Barack Obama cũng phải cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe của mình, để chứng minh đủ sức khỏe lãnh đạo đất nước. Đó là các bản kiểm tra sức khỏe năm 2001, 2004 và 2007. Nhưng những bản kiểm tra sức khỏe này không làm cho dư luận an lòng.
Họ liên tục đặt nghi vấn sức khỏe của ông Obama khi biết ông có tiền sử hút thuốc lá trong 20 năm, ông chỉ tuyên bố bỏ thuốc khi bắt đầu cuộc vận động tranh cử vào năm 2007. Thay vào đó ông sử dụng kẹo có hàm lượng nicotin nhỏ hơn thuốc lá, rất nhiều phóng viên bắt gặp ông nhai kẹo trong các buổi phỏng vấn. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, ông vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh như tim mạch, ung thư phổi hay các căn bệnh liên quan đến thuốc lá.
Bệnh tật ảnh hưởng tới khả năng lãnh đạo đất nước thế nào?
Trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2008, tạp chí Times từng gửi thư xin phỏng vấn các bác sĩ riêng của các ứng viên về tình hình sức khỏe của họ nhưng đều bị từ chối. Người ta cho rằng rất nhiều sự thật về sức khỏe của các ứng viên Tổng thống Mỹ được giữ trong vòng bí mật, thậm chí bị bóp méo khi công bố. Nhiều đối thủ chính trị đã lợi dụng điều này để lấy lá phiếu cử tri như trường hợp của Thượng nghị sĩ Mc Cain.
Ông Connie Mariano, người từng là bác sĩ cho Tổng thống George W.Bush và Bill Clinton cho biết: “Đây là một vấn đề rất nhạy cảm, sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ra quyết định và điều hành của Tổng thống”. Như trường hợp của Tổng thống Franklin Roosevelt, người đã qua đời vì xuất huyết não vào những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình. Trước đó, thông tin ông bị bệnh tim và tăng huyết áp tiến triển bị giấu kín và chỉ đến khi ông đột quỵ người ta mới đặt câu hỏi về sự thật tình hình sức khỏe của các Tổng thống Mỹ.
Tổng thống J.F.Kenedy, người đàn ông được cho là Tổng thống Mỹ trẻ nhất trong lịch sử, làm Tổng thống năm 43 tuổi, vậy mà ông vẫn có các vấn đề sức khỏe ở tuyến giáp, bệnh đau lưng và Addison. TS. Max Jacobson, thuộc Cơ quan mật vụ Mỹ tiết lộ, Tổng thống phải tiêm methaphetamine thường xuyên, việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm có thể gây trầm cảm hoặc hưng phấn - điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của ông.
Barack Obama. |
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, ông Ronald Reagan được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Nước Mỹ đã bùng nổ một cuộc tranh cãi về khả năng ông Reagan phát bệnh này khi ông còn tại nhiệm. Bởi ai cũng biết rằng bệnh Alzheimer khởi phát trong não từ 20-30 năm trước khi các triệu chứng đầu tiên phát ra. Thời kỳ đó xuất hiện nhiều bài báo về bệnh tình của vị Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ. Vậy tại sao các cuộc kiểm tra y tế chưa bao giờ nói tới vấn đề này?
Một nhóm các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo các ứng viên Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ cần phải có một cuộc kiểm tra y tế độc lập để đảm bảo rằng họ đủ sức khỏe và minh mẫn trong thời gian từ 4-8 năm tại nhiệm, bởi người đứng đầu nước Mỹ ngoài các tố chất lãnh đạo cần phải có đủ sức khỏe.
(Theo Sức khỏe đời sống/CNN, NYtime)
Đang sung vợ ngồi xuống, 'súng' gãy làm đôi" alt=""/>Bí mật sức khỏe các ứng viên Tổng thống Mỹ